Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Giai đoạn 2 Mùa hè sáng tạo của nhóm MHST13-06 OpenStack

Sau khi đã hoàn thành việc triển khai OpenStack Grizzly và cơ bản hoàn thành các tài liệu cài đặt, tài liệu hướng dẫn, các tips cho việc cài đặt, nhóm sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn 2 của dự án.

Hiện nay Vũ vẫn đang tiếp tục thử nghiệm về khả năng hoạt động của thành phần Cinder, bên cạnh đó Vũ đang thử nghiệm việc cài đặt thành phần Swift trên hệ thống theo mô hình cơ bản 3 node (multinode nếu có điều kiện).
Swift là một thành phần khá quan trọng trong OpenStack, nó cho phép chúng ta lưu trữ một lượng lớn dữ liệu trên cloud.

Bên cạnh việc nghiên cứu cùng Vũ, mình đang nghiên cứu triển khai thành phần Ceilometer cho OpenStack, đây là một module cho phép chúng ta tính toán trên cloud dựa trên những hệ thống tính toán có sẵn (existing billing system).

Trong thời gian tới, việc triển khai Ceilometer thành công thì nhóm sẽ tiến hành thêm vào Dashboard để làm ứng dụng đầu cuối cho người dùng. Ngoài việc triển khai thì nhóm vẫn xem và nghiên cứu các bug về Ceilometer trên trang web https://bugs.launchpad.net/ceilometer.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Thử nghiệm instance chạy dịch vụ

Ta sẽ tiến hành update sercurity group để cho phép người dùng đăng nhập vào instance thông qua cổng dịch vụ web ( port 80 )
 Khởi tạo instance Ubuntu server 12.04


Cài đặt LAMP server và tiến hành cài đặt Wordpress


 Sau khi cài đặt thành công, đăng nhập vào instance thông qua Web browser, ta thấy Wordpress đã chạy thành công




 

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Test module Cinder

Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn test thử module Cinder trong OpenStack Grizzly.

Đầu tiên, bạn tạo 1 volume mới trong thẻ Volumes trên Dashboard.

Tiếp theo, Attach Volume vừa tạo vào Instance Cirros.

Trong giao diện console của Cirros, ta thấy thông báo về ổ đĩa mới được attached.

Kiểm tra thấy có 1 ổ đĩa mới xuất hiện (dev/vdb1) nhưng chưa được format. Tại đây, các bạn phải chuyển sang quyền ROOT để tiến hành format.

Ta tiến hành format ổ đĩa vdb1 này, tạo phân vùng mở rộng ext3.

Mount ổ đĩa vào /mnt.

Như vậy là ta đã attach volume vào instance OS Linux, format và phân vùng thành công.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành test thử việc gán volume cho instance OS Windows.
Cũng như với instance OS Linux, chúng ta tạo 1 volume mới và gán nó vào instance chạy OS Windows.
Lưu ý là khác với Linux, ở instance OS Windows, máy sẽ tiến hành reboot sau khi attach volumes.
Sau khi reboot, ở giao diện Disk Management thông báo là hệ thống vừa detect một ổ đĩa mới, yêu cầu ta tiến hành nhận dạng. Chọn MBR (Master Boot Record).

Sau khi format, ta đã có một ỗ đĩa mới để sử dụng


Ở đây, khi khởi tạo instance, mình đã sử dụng flavor có 2 VCPUs. Kiểm tra thông số máy, ta thấy máy đã nhận đủ 2 cores CPU.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Cài đặt OpenStack Grizzly thành công trên 3 máy server vật lý

Trong thời gian vừa qua, nhóm đã có điều kiện để cài đặt thử nghiệm OpenStack phiên bản Grizzly trên 3 máy server vật lý theo mô hình cài đặt 3 node: Controller, Network, Compute.

Sau đây đây là một số hình chụp về 3 máy server mà nhóm đã cài đặt. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên một số thông tin không được hiển thị trong ảnh.

Các máy server này hỗ trợ Console Manager, bạn truy cập thông qua Browser, nó cho phép bạn Remote vào máy server và có thể thao tác cài đặt như khi tiếp xúc với máy.

Đây là hình truy cập vào máy qua Browser.


Hệ thống yêu cầu Browser của bạn cần phải có phiên bản Java tương thích để sử dụng chế độ Remote Control.

Vào System của máy server, từ đây bạn có thể cài đặt các gói phần mềm và cả OS cho máy server.

Đây là hình chụp Remote Control 3 máy server vật lý.

Tiếp theo là một số hình chụp trong Dashboard, đầu tiên là thẻ Image & Snapshots, đây là một số Image mà nhóm đã đưa vào để sử dụng.

Đây là hình ảnh Instance Windows Server 2008 R2 mà nhóm đã tạo thành công trên hệ thống OpenStack cài đặt trên 3 máy server vật lý.

Đây là Topology mà nhóm đã tạo ra trong hệ thống.

Đây là hình chụp Remote Desktop vào Instance Windows Server 2008 R2, tốc độ sử dụng máy Server 2008 R2 rất tốt, chạy rất nhẹ và đã được phân chia ổ đĩa để phục vụ yêu cầu như thực tế.

Thao tác cài đặt OpenStack Grizzly trên máy server vật lý nhìn chung khá giống với máy ảo trên VMWare, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt nhỏ. Việc không thể get Instance ID hay metadata đã được khắc phục với việc cài đặt trên máy server vật lý.

Tip: Khắc phục việc Terminate Instance chậm

Trong quá trình sử dụng OpenStack, có thể bạn sẽ muốn xóa bớt một số Instance mà mình không dùng nữa. Tuy nhiên khi bạn chọn Terminate Instance thì việc xóa các Instance này thường sẽ diễn ra rất lâu, trên Dashboard sẽ hiện "Deleting" trong một thời gian dài.

Để thực hiện việc xóa Instance một cách nhanh chóng, bạn chỉ cần vào máy Compute và chạy lệnh dưới đây:

#service nova-compute restart

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình cài đặt

* Trong quá trình cài đặt, rất nhiều lần các bạn phải update, modify các file cấu hình. Ubuntu cũng như các Linux OS khác hỗ trợ rất nhiều công cụ, nhưng theo mình thì nano dễ dùng hơn cả.
Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại : http://wiki.ubuntu-vn.org/index.php/Nano .

* Khi cài đặt gói ubuntu-cloud-keyring mà gặp lỗi, bạn nên update hệ thống trước ( apt-get update) trước. Làm tương tự với các gói cài đặt khác. 

* Sử dụng các công cụ SSH hỗ trợ trên Windows ( Putty, SercureCRT, WinSCP..) để tiến hành cài đặt nhanh chóng và đơn giản hơn. Đơn cử như Putty, bạn có thể copy dòng lệnh cần gõ từ file hướng dẫn, rồi paste vào bằng phím chuột phải.

* Đối với máy Compute, sau khi đã update, upgrade, dist-upgrade, bạn phải reboot lại hệ thống.

* Máy Compute ko cần card mạng ra internet, nhưng lại cần phải tải các gói cài đặt. Các bạn có thể add thêm một NIC để chế độ NAT, rồi set IP tạm thời theo cú pháp
ifconfig eth2 192.168.100.53 netmask 255.255.255.0 up   
route add default gw 192.168.100.2
---bạn có thể modify các địa chỉ tùy theo card NAT trong Vmware của bạn hệ thống sẽ sử dụng card eth2 để ra mạng, và card này sẽ tự động down sau khi reboot.

* Khi sử dụng các lệnh như nova, quantum, keystone.. mà gặp báo lỗi, nhiều khả năng là bạn chưa export biến môi trường. Lúc này bạn nhớ là phải chạy file chứa biến môi trường ( file creds trong guild hướng dẫn cài đặt ).

*  Các node phải cài đặt theo thứ tự: máy Controller trước rồi mới đến Network và Compute.

* Vmware hỗ trợ công cụ Snapshot rất hay, rất gọn nhẹ và nhanh chóng. Trong quá trình cài đặt, các bạn nên Snapshot ở các bước quan trọng, ghi vào phần chú thích để có thể tiện backup bất cứ lúc nào.

* Việc cài đặt trên Vmware gặp một vấn đề là sau khi đã cài đặt và thử nghiệm thành công, nếu các bạn reboot máy Controller hoặc Network, rất dễ gặp lỗi instance không get được IP và instance's ID. Việc này có thể là do card mạng ảo, nên tốt nhất là các bạn snapshot cả 3 máy cùng lúc tại thời điểm hệ thống ổn định. Hiện tại nhóm đã cài đặt thành công trên các server vật lý, vấn đề này đã được giải quyết.


Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tạo image Windows 7 cho Openstack - phần 5 - phần cuối

Phần cuối này mình sẽ hướng dẫn cách tải file image lên Glance và tạo 1 Instance sử dụng image windows 7 vừa tạo xong.

Đầu tiên, tại máy Ubuntu sử dụng để tạo file image, mình sử dụng chương trình FileZilla để để truyền tải file lên máy Controller. Trong quá trình thử nghiệm, nhóm có sử dụng thêm OS RackSpace để demo.

Sau khi truyền file xong, chúng ta vào máy Controller để kiểm tra xem file đã tồn tại chưa. Bạn chạy lệnh sau:# ls
Bạn chạy lệnh sau để upload file image windows 7 lên Glance trong máy Controller.
sudo glance image-create --name win7 --is-public true --container-format bare --disk-format qcow2 < windows7.img
Sau khi chạy lệnh trên, bạn vào cửa sổ Dashboard --> Image & Snapshots. Bạn có thể thấy image win7 mà ta vừa upload lên.
Tiếp theo, ta tạo instance sử dụng image windows 7 vừa upload lên trên Glance.
Ta Remote Desktop vào Instance và ping ra ngoài internet. Như vậy là image đã hoạt động bình thường.

Tạo image Windows 7 cho Openstack - phần 4

Trong phần 4 này, mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước cấu hình trong file image để cho phép remote desktop vào instance sau này.

Đầu tiên bạn gõ vào của sổ Run trong Start: allow remote access. Bạn họn Allow remote access to your computer.
Cửa sổ cấu hình Remote hiện ra và bạn chọn Allow connections from computers running any version of Remote Desktop (less secure).
Tiếp theo bạn sẽ phải thiết lập Firewall để cho phép truy cập vào windows 7 từ một máy tính khác. Ở bước này, bạn có thể Disable Firewall hoặc mở một cổng 3389 để máy tính khác có thể truy cập vào.Tại đây, mình sẽ hướng dẫn cách mở cổng 3389. Đầu tiên bạn vào cửa sổ cấu hình Firewall: Control Panel --> System and Security --> Windows Firewall. Tiếp theo bạn chọn Advanced settings.
Một cửa sổ mới hiện ra, tại cửa sổ này, bạn chọn Inbound Rules ở phía bên trái, tiếp tục chọn New Rule... ở phía bên phải.
Bạn chọn Port và bấm Next.
Bạn chọn TCP cho rule mới, ở phần ô trống phía dưới mục Specific local ports bạn điền 3389 và bấm Next.
Bạn chọn Allow the connection và bấm Next.
Tại bước tiếp theo, bạn chọn phần mà rule sẽ được áp dụng. Ở đây, mình chọn cả 3 phần: Domain, Private, Public. Bạn bấm Next để tiếp tục.
Bạn đặt tên cho rule mới tạo.

Tạo image Windows 7 cho Openstack - phần 3

Phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo card mạng cho file image.
Sau khi bạn vào Windows 7, bạn thực hiện các bước sau để image có thể ra mạng được.

Đầu tiên bạn vào Device Manager --> Other devices. Chọn Ethernet Controller.
Bạn chọn Update Driver...
Chọn Browse my computer for driver software.
Bạn chỉ đường dẫn tới thư mục E:\WIN7\X86 và chọn Next.
Bạn chọn Install khi bảng thông báo hiện ra.
Sau khi cài đặt, hệ thống sẽ thông báo cài đặt Adapter thành công.
Tiếp theo, bạn chọn Work network.
Bạn chọn Close để hoàn thành việc thêm Adapter cho image.

Tạo image Windows 7 cho Openstack - phần 2

Trong phần 2 này, mình sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo trong quá trình tạo file image của windows 7 cho OpenStack.

Ở bước này, bạn tạo account và đồng thời đặt tên cho máy.
Tiếp theo, bạn đặt mật khẩu để đăng nhập vào account vừa tạo ở trên trong windows 7. Bạn chú ý là bước này CẦN phải đặt mật khẩu để sau khi tạo instance từ image thì ta có thể Remote desktop vào instance.
Ở bước này, OS windows 7 sẽ yêu cầu bạn nhập số seri vào, vì nhóm chỉ thử nghiệm nên ở bước này không nhập số seri và dùng OS như là một phiên bản trial. Bạn chọn Automatically active Windows when I'm online và chọn Next.
Bước tiếp theo, hệ thống sẽ gợi ý việc cập nhật các gói phần mềm cho OS, ở đây mình chọn Ask me later. Sau khi tạo thành công file image thì bạn có thể cập nhật gói phần mềm sau.
Cấu hình thời gian cho máy.
Chuẩn bị Desktop.
Sau khi reboot sau, bạn có thể vào được OS Windows 7 trên file image đang tạo.